Khi nhận thấy những dấu hiệu như rụng tóc nhiều hơn hoặc tóc thưa rõ rệt, với lợi thế nhanh nhạy tiếp cận thông tin của người trẻ, hầu hết chúng ta đều ngay lập tức tìm kiếm và làm theo một xu hướng hoặc thử một phương pháp được lan truyền trên mạng xã hội. Chỉ sau khi những phương pháp này thất bại, ta mới tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn.
Nhưng trong nhiều trường hợp, khi bạn tới 1 cơ sở y tế không đủ chuyên nghiệp, việc thăm khám lại diễn ra hời hợt, chỉ bằng cách nhìn vào da đầu hoặc cùng lắm là một đánh giá nhanh bằng kính soi da. Kết quả dẫn tới nhiều bệnh nhân trẻ được hướng dẫn điều trị bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị không kê đơn như Rogaine (minoxidil), dựa trên giả định rằng họ mắc chứng rụng tóc theo kiểu phổ biến.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này bỏ qua hai bước chẩn đoán quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên thực hiện trước khi bắt đầu bất kỳ liệu trình điều trị nào:
Bước 1: Khoanh vùng và đánh giá tình trạng nang tóc
Nang tóc ngày 1 thu nhỏ là một trong những dấu hiệu đặc trưng của chứng rụng tóc. Quá trình này xảy ra khi các nang tóc dần dần teo nhỏ lại, tạo ra những sợi tóc ngày càng mỏng hơn, ngắn hơn cho đến khi không còn mọc tóc nữa. Để đánh giá chính xác, cần phải thực hiện khoanh vùng và đánh giá chi tiết, sử dụng các công cụ tiên tiến như kính soi da kỹ thuật số có độ phóng đại cao để kiểm tra cẩn thận từng vùng khác nhau của da đầu.

Việc này giúp xác định các kiểu teo nang tóc, giúp phân biệt giữa chứng rụng tóc phổ biến và các nguyên nhân tiềm ẩn khác. Phương pháp này cũng có thể xác định những khu vực có thể can thiệp để tác động hoặc khôi phục nang tóc trước khi chúng bị tổn thương vĩnh viễn. Nếu chỉ dựa vào đánh giá bằng mắt thường mà không có đánh giá chi tiết này sẽ rất dễ xảy ra việc chẩn đoán sai và lên kế hoạch điều trị không hiệu quả.
Bước 2: Đánh giá tình trạng thiếu hụt Vitamin D
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ mạnh mẽ giữa sự thiếu hụt vitamin D và chứng rụng tóc. Bác sĩ Sharon Keene, một chuyên gia cấy tóc được IAHRS công nhận, đã dẫn đầu một nghiên cứu quan trọng năm 2022 đưa ra bằng chứng thuyết phục về mối liên quan giữa mức vitamin D thấp với tình trạng tóc rụng nhiều và sức khỏe nang tóc kém.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ phát triển của nang tóc, và thiếu hụt vitamin D có thể làm gián đoạn giai đoạn tăng trưởng (anagen), đồng thời đẩy nhanh quá trình thu nhỏ nang tóc. Nghiên cứu của bác sĩ Keene nhấn mạnh rằng việc bổ sung vitamin D có thể cải thiện đáng kể mật độ tóc và sức khỏe tổng thể của nang tóc ở một số bệnh nhân. Trên thực tế, mức vitamin D tối ưu được cho là nằm trong khoảng từ 60 đến 100 nanogam/ml (ng/mL). Một số bệnh nhân trong nghiên cứu của bác sĩ Keene thậm chí đã ngừng rụng tóc hoàn toàn sau khi tăng mức vitamin D tới ngưỡng này.

Ngoài ra, một giả thuyết mới cho rằng chứng rụng tóc sớm do di truyền cũng có thể bị kích hoạt sớm hơn do thiếu hụt vitamin D. Điều này có nghĩa là khắc phục tình trạng thiếu vitamin D không chỉ giúp làm chậm quá trình rụng tóc mà còn có thể trì hoãn sự khởi phát của nó ở những người có nguy cơ di truyền.
Vậy nên, đâu là cách tiếp cận toàn diện khi bạn có ý định điều trị rụng tóc?
Trước khi kết luận rằng một người bị rụng tóc theo kiểu phổ biến và kê đơn các phương pháp điều trị như minoxidil, các bác sĩ da liễu nên áp dụng một quy trình chẩn đoán kỹ lưỡng hơn. Việc đánh giá tính trạng nang tóc và mức vitamin D không quá phức tạp hay mất nhiều thời gian nhưng có thể cung cấp những thông tin vô giá để xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa và hiệu quả hơn.
Việc thực hiện các bước chẩn đoán chi tiết có thể giúp tránh chẩn đoán sai, giảm bớt căng thẳng tinh thần không cần thiết và tránh những phương pháp điều trị kém hiệu quả, đồng thời giúp bệnh nhân có được hướng đi rõ ràng hơn trong việc kiểm soát và thậm chí có thể chữa khỏi tình trạng rụng tóc.
Nếu bạn đang nhận thấy những dấu hiệu rụng tóc sớm, đừng chỉ dựa vào các phương pháp phổ biến trên mạng xã hội hay những biện pháp khắc phục nhanh chóng. Thay vào đó, hãy:
✅ Yêu cầu kiểm tra tình trạng teo nang tóc từ một chuyên gia về rụng tóc có chuyên môn.
✅ Kiểm tra mức vitamin D và đảm bảo nó nằm trong ngưỡng tối ưu.
✅ Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về rụng tóc để có chẩn đoán và phác đồ điều trị chính xác.
✅ Tránh sử dụng các phương pháp điều trị mà không hiểu rõ nguyên nhân thực sự gây rụng tóc.
Thực hiện những bước chủ động này có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc duy trì mái tóc và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc trở nên trầm trọng hơn!